Tâm sinh lý của trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Trong 6 tháng đầu tiên, trẻ phát triển về thể chất và trí não như thế nào? Cùng Junbee tìm hiểu về tâm sinh lý của trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi nhé.

Tâm sinh lý của trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Tâm lý sinh lý của trẻ 1 tháng tuổi

tâm sinh lý của trẻ 1 thángTuần 1: Khi còn trong bụng mẹ, bé luôn ở tư thế cuộn tròn, nên khi chào đời, bé sơ sinh sẽ trông nhăn nheo một thời gian, chân tay chưa duỗi thẳng. Giai đoạn này, bé sẽ điều chỉnh bản thân với môi trường bên ngoài khác với sự ấm áp, an toàn trong tử cung mẹ. Mẹ hãy bọc bé trong một tấm khăn mỏng để tránh bé giật mình và khóc.

Tuần 2: Tầm nhìn vẫn còn khá mờ, chỉ có thể nhìn thấy các vật thể ở khoảng cách gần từ 20 – 38cm, vì vậy bé sẽ nhìn thấy khuôn mặt mẹ rõ ràng hơn khi mẹ ôm bé thật gần. Giai đoạn này các bé có xu hướng nhìn vào lông mày, đường viền tóc hay cử động môi của bạn. Ngay khi bé quen với bạn trong tháng đầu tiên, bé sẽ thích thú với việc trao đổi ánh mắt. Trẻ sơ sinh thích khuôn mặt người hơn là các hình dạng hay màu sắc khác. Tiếp theo những thứ bé quan tâm là vật thể sáng, chuyển động, tương phản cao hay đen trắng…

Tuần 3: Phần nhiều thời gian bé chỉ ngủ, nằm yên, hoặc ngọ nguậy. Cách giao tiếp duy nhất của bé là khóc, nhưng bạn có thể giao tiếp với bé bằng giọng nói và cử chỉ vì các bé có thể nhận ra giọng của mẹ và phân biệt với những giọng khác. Bé cũng thích được ôm ấp, âu yếm, hôn, vuốt ve và ẵm bồng. Bé có thể nói “a” khi nghe thấy giọng hay nhìn thấy khuôn mặt bạn, và bé sẽ háo hức tìm kiếm bạn. Nhưng bé chỉ nhìn được trong phạm vi gần nên bạn hãy cúi gần gương mặt mỗi lần chơi cùng con nhé.

Tuần 4: Bé thích và cần được bú, vì vậy đừng ngăn cản bé, và núm vú của mẹ giúp bé ngoan hơn. Khi không có núm vú hay ngón tay của bạn, bé thậm chí có thể tự mút ngón tay cái hay các ngón tay khác của mình. Bạn nên sử dụng núm vú giả trong lúc ngủ trưa và ban đêm cho con.

2. Tâm sinh lý của trẻ 2 tháng tuổi

tâm sinh lý của trẻ 2 tháng

 Tuần 1: Bé đã có thể tạo ra những âm thanh ríu rít, lảnh lót hay bi bô để thể hiện cảm xúc. Một số bé còn bắt đầu biết thét và cười. Mẹ nên đáp lại và trò chuyện, bé sẽ thích thú khi thấy mẹ nhìn mình trìu mến. Khi bạn bận làm việc nhà, bé sẽ vẫn muốn nghe giọng nói của bạn vang vang trong phòng. Bạn đừng cảm thấy ngớ ngẩn khi bắt chước tiếng bi bô để nói chuyện với bé, vì các bé 2 tháng tuổi thích hợp với cách giao tiếp ở âm vực cao này. Đây là những bước đầu tiên để dạy cho bé về cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ.

Tuần 2: Các em bé 5 tuần tuổi đã biết mỉm cười. Với nhiều bà mẹ, đây chính là khoảnh khắc kỳ diệu nhất nhưng lại đến một cách bất ngờ và ngắn ngủi nhất trong những tháng đầu tiên. Bố mẹ hãy sẵn sàng đón nhận những nụ cười ngây thơ, đáng yêu của bé nhé!

Tuần 3: Bước qua 6 tuần đầu, bé thường thức lâu hơn vào ban ngày. Trong thời gian này, bạn có thể giúp bé phát triển các giác quan bằng cách hát những bài hát ru yêu thích hoặc bật những bài nhạc nhẹ nhàng vui tươi. Bạn không cần giới hạn cho bé nghe những bài hát thiếu nhi, có thể bật thể loại nhạc bất kỳ và quan sát bé thể hiện sự thích thú qua những tiếng bi bô và cử chỉ huơ tay, huơ chân.

Tuần 4: Não của bé đang phát triển cả về kích cỡ và độ phức tạp, não sẽ lớn lên khoảng 5cm trong vòng 3 tháng đầu tiên. Những vật thể mới bé chạm vào, những cảnh vật, âm thanh mới đều là cơ hội để bé học hỏi. Cả bồn tắm cũng trở thành nơi để bé tìm hiểu thế giới xung quanh. Có những khoảng thời gian ngắn bé khá im lặng để bé học hỏi, bạn nên sử dụng những khoảng lặng này để gần gũi, nói chuyện với con, hát cho con nghe, tạo hình những hình ảnh trên tường.

3. Tâm sinh lý trẻ 3 tháng tuổi

tâm sinh lý của trẻ 3 tháng

 Tuần 1: Khả năng nghe của bé tốt hơn và bé có thể phân biệt sự khác nhau giữa những giọng nói quen thuộc và các âm thanh khác. Bố mẹ hãy để ý đến cách bé hay hướng về phía âm thanh phát ra. Nói chuyện có thể giúp bé phát triển các giác quan vì bé sẽ quan sát miệng của mẹ, bị cuốn hút bởi cách nó hoạt động. Bạn sẽ có thể kinh ngạc bởi khả năng giao tiếp của bé qua những tiếng bi bô ngày càng đa dạng. Tiếng cười và những kiểu khóc khác nhau thể hiện các nhu cầu khác nhau của bé.

Tuần 2: Hầu hết các bé 10 tuần tuổi vẫn thức giấc lúc nửa đêm. Tuy nhiên, thời gian mỗi lần ngủ và thức của bé sẽ dài hơn. Bé có thể có hai đến bốn giai đoạn ngủ dài và thời gian thức có thể lâu đến mười tiếng trong vòng 24 giờ.

Tuần 3: Bạn sẽ nhận ra rằng những cử động ngắt quãng của bé lúc mới sinh đã nhường chỗ cho những chuyển động mượt mà hơn khi bé 2 tháng tuổi, nhất là những lúc bé quan sát mọi người. Hãy cho bé đủ không gian để duỗi và cử động tay chân. Đặt một tấm chăn trên sàn và để bé di chuyển tùy thích. Những vận động này giúp cho việc phát triển cơ bắp của bé 2 tháng tuổi. Khi nằm sấp, bé sẽ bắt đầu đẩy người bằng chân, bước đầu tiên sẵn sàng để bò.

Tuần 4: Đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe, tai bé sẽ quen với ngữ điệu của ngôn ngữ nói. Bạn nên thay đổi nhịp đọc, sử dụng các âm giọng khác nhau và hát sẽ khiến bé thích thú hơn. Nếu bé nhìn đi hướng khác hoặc giảm sự quan tâm trong khi bạn đọc, bạn nên làm việc khác và để bé nghỉ ngơi. Hãy hành động thích hợp tùy theo phản ứng của bé. Nên chọn những cuốn sách khổ lớn có những hình vẽ, màu sắc tươi vui và câu văn đơn giản hoặc những cuốn sách hình không lời để bạn tự kể lại. Ở giai đoạn này, bạn không phải tuân theo các chỉ dẫn về độ tuổi một cách mù quáng. Những cuốn sách dành cho trẻ ở độ tuổi lớn hơn có thể cuốn hút bé nếu chúng có hình ảnh sinh động, rõ ràng và màu sắc tươi sáng.

4. Tâm sinh lý trẻ 4 tháng tuổi

tâm sinh lý của trẻ 4 tháng

 Tuần 1: Khi được vài ngày tuổi, bé đã có thể nhận ra mẹ, tuy nhiên tại thời điểm này, khi đã được 3 tháng tuổi, khoảng 50% các bé thể hiện điều đó rõ ràng hơn. Bé vẫn mỉm cười với người lạ, đặc biệt là khi người đó nhìn thẳng vào mắt bé và nói chuyện với bé. Lớn thêm chút nữa, bé sẽ thích ba mẹ và những người gần gũi với bé hơn. Đôi khi bé trở nên im lặng và giao tiếp bằng mắt, tìm kiếm bạn trong phòng, hươ tay một cách hào hứng hoặc cười to khi tìm thấy bạn. Bé cũng cảm thấy dễ chịu khi ngửi hương thơm của bạn. Tuần đầu tiên của bé 3 tháng tuổi, cân nặng có thể dao động trong mức từ 4,6kg -7,4kg.

Ở độ tuổi này, trồi sụt rất nhanh nên mẹ không cần quá lo lắng. Mức suy dinh dưỡng là thấp hơn hoặc bằng 4,6kg, và mmức béo phì là 7,4kg. Tuần tuổi này chiều cao của bé có thể dao động trong mức 55,6 cm – 64 cm.

Tuần 2: Bé 3 tháng tuổi rất thích được ôm ấp, đụng chạm, vì đó là điều quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển. Tất cả những tiếp xúc cơ thể không chỉ giúp gắn kết bạn và bé mà còn xoa dịu khi bé bị khó chịu hoặc cáu kỉnh. Nên để bé tiếp xúc với những chất liệu khác nhau như lông thú giả, nỉ, vải bông… để bé bắt đầu có nhận thức về sự đụng chạm khác nhau. Bạn cần cẩn thận và không để bé một mình với những thứ có thể nhét vừa miệng bé.

Tuần 3: Bé đã nhận biết nhiều hơn về thế giới xung quanh và tò mò xem xét mọi thứ ngay cả hình ảnh phản chiếu của chính mình. Hãy đặt bé trước gương vào buổi sáng, bé sẽ không nhận ra rằng đó là hình ảnh của mình trong gương. Thường bé chỉ bắt đầu phân biệt được khi bước vào năm thứ hai trong đời. Bé thích nhìn chằm chằm vào ảnh phản chiếu của chính mình hoặc của người nào khác và bé thể hiện niềm vui thích bằng nụ cười khanh khách.

Tuần 4: Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ cố gắng nhấc đầu và vai lên cao bằng cách chống tay. Động tác đẩy nho nhỏ này giúp tăng cường cơ bắp và giúp bé quan sát tốt hơn mọi việc diễn ra. Bé 3 tháng tuổi cũng có thể khiến bạn kinh ngạc bằng cách xoay từ sau ra trước và ngược lại. Bạn nên khuyến khích việc xoay chuyển này bằng trò chơi lắc lư một món đồ chơi về hướng bé thường xoay về và để bé thử lại lần nữa. Vỗ tay và mỉm cười khen ngợi nỗ lực của con. Bé cần được bạn trấn an và khuyến khích vì kỹ năng mới này có thể có đôi chút sợ hãi với bé.

5. Tâm sinh lý của trẻ 5 tháng tuổi

tâm sinh lý của trẻ 5 tháng

 Tuần 1: Bé đã có thể bập bẹ những âm thanh đầu tiên như “ba”, “ma”. Giai đoạn này mẹ nên đáp lời và nói chuyện với bé nhiều để kích thích bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Bạn có thể khuyến khích bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhiều hơn bằng cách phản ứng lại hoặc bắt chước nét mặt của bé.

Lúc này, bé đã biết bắt chước và nói theo người lớn. Hãy nói “ba” và bé có thể cố gắng nói lại. Đáp lời, phản ứng lại khi bé làm ồn hoặc cố gắng nói điều gì đó sẽ giúp bé học về sự quan trọng của ngôn ngữ, hiểu rõ hơn về nguyên nhân và kết quả. Điều này tốt cho nhận thức về bản thân đang hình thành của một đứa bé 4 tháng tuổi vì bé sẽ bắt đầu nhận ra rằng những gì bé nói tạo ra sự khác biệt.

Tuần 2: Bé thích tự khám phá và có thể tự mình chơi trong cũi. Lúc này có thể cứ cách vài phút bé lại chơi nghịch với tay chân của mình. Các bé hơn 4 tháng tuổi thường thích thú lặp lại một hành động nhiều lần đến khi chắc chắn về kết quả. Sau đó, bé sẽ thay đổi một chút để xem kết quả có khác biệt không.

Tuần 3: Các bé đã bắt đầu phát triển cảm giác hài hước. Bé có thể cười về những bất ngờ thú vị, chẳng hạn trò ú òa khi khuôn mặt bạn xuất hiện từ bên dưới tấm chăn hoặc món đồ chơi nhảy ra từ hộp, miễn là không khiến bé giật thót vì quá ồn hoặc quá sửng sốt. Khuyến khích bé bật cười, cười khúc khích hoặc mỉm cười với những khuôn mặt ngộ nghĩnh và nhiều cử chỉ ngớ ngẩn chung chung.

Trẻ nhỏ thích nghe những âm thanh đa dạng và bạn không cần những đồ chơi hay nhạc cụ đặc biệt, chỉ đơn giản như tặc lưỡi, huýt sáo hay những âm thanh của động vật đều khiến bé vui thích.

Tuần 4: Ở thời điểm này, bạn nên kiên trì giữ bé theo một lịch trình nhất định như: cho bé ăn, tắm, mặc đồ ngủ, đọc sách, hát ru hoặc bật vài bản nhạc và rồi đặt bé xuống giường. Khi mẹ xây dựng một lịch sinh hoạt chặt chẽ, bé sẽ dễ chịu và dễ ngủ hơn. Một lịch trình đáng yêu sẽ cho bạn và bé nhiều thời gian để gắn bó và thư giãn.

6. Tâm sinh lý của bé 6 tháng tuổi

tâm sinh lý của trẻ 6 tháng

 Tuần 1: Bé vẫn chưa thể diễn đạt cảm xúc của mình theo cách phức tạp như bạn, mặc dù bé có thể cho bạn biết rõ khi bé vui, buồn, khả năng diễn tả tình cảm và khiếu hài hước của bé vẫn đang phát triển.

Khi lớn hơn, bé đã bắt đầu khóc khi bạn ra khỏi phòng và thích thú khi bạn quay trở lại, bé cũng có thể giơ tay lên khi muốn được bế và vỗ vào vai bạn. Có lẽ bạn sẽ thấy bé hiểu được trò đùa của bạn, bé bật cười trước những nét mặt khôi hài và cũng thử làm bạn cười. Cố giữ tiếng cười tuôn tràn bằng những vẻ mặt ngộ nghĩnh của bạn!

Tuần 2: Bé bắt đầu thể hiện những dấu hiệu sợ người lạ, một trong những sự kiện lớn đầu tiên khá quan trọng về cảm xúc. Bé nép sát vào người thân và lo sợ những gương mặt lạ lẫm xung quanh, thậm chí bé khóc òa lên khi một người lạ bất ngờ tiếp cận bé.

Ghi nhớ điều này khi bạn ở gần những người bé không biết, và cố gắng không bối rối khi bé khóc trong vòng tay người khác. Bạn chỉ cần nhận lại bé và xoa dịu bé bằng cách ôm ấp. Nói với bạn bè và người nhà để họ tiếp cận bé con của bạn từ từ và nhẹ nhàng.

Tuần 3: Bé đã định vị được những đồ vật nhỏ và dõi theo những thứ đang chuyển động. Ở thời điểm này, bé đã có thể nhận ra một đồ vật dù chỉ nhìn thấy một phần của nó, chẳng hạn món đồ chơi yêu thích của bé thò ra dưới một tấm chăn.

Đây sẽ là cơ sở cho những trò chơi trốn tìm nho nhỏ mà bạn sẽ chơi với bé trong những tháng tiếp theo. Bé 5 tháng tuổi cũng có thể theo sau một đồ vật ngoài tầm nhìn của bé. Mẹ cũng bắt đầu phải để ý vì chỉ một giây thôi là bé đã có thể với tới một vật hình khối trên bàn nếu bạn bế bé gần vật đó!

Tuần 4: Bé đã biết nhìn và lắng nghe thế giới gần tốt như người lớn. Khả năng giao tiếp của bé cũng đang phát triển nhanh chóng, thể hiện bằng những tiếng bập bẹ và la hét. Tiếng của bé có thể diễn đạt thái độ, như là hạnh phúc, háo hức, vừa lòng hoặc phản ứng với vật hay người.

Khoảng nửa số trẻ bập bẹ, lặp đi lặp lại một âm như “ba”, “ma”, “ga” hoặc kết hợp các nguyên âm và phụ âm khác. Một số ít bé còn thêm vào một hoặc hai phụ âm, tạo ra âm thanh phức tạp hơn. Bạn có thể khuyến khích bé bằng cách tạo ra trò chơi ví dụ như “Con dê kêu “beeehee”. Hoặc, khi nghe thấy một âm bạn không xác định được, chỉ cần đáp lại một cách nhiệt tình bằng cách “Đúng rồi, đó là chiếc xe! Màu đỏ quá ha con!”. Bé sẽ phấn khích khi bạn giữ cuộc trò chuyện tiếp tục.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc tâm sinh lý của trẻ từ 0-6 tháng tuổi. Hy vọng các thông tin giúp ích cho cha mẹ trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.

>>>Xem thêm:

Bí Quyết Dạy Trẻ Biết Chia Sẻ

8 Loại Trí Thông Minh Ở Trẻ Cha Mẹ Cần Nắm Rõ

Phòng Tránh Tai Nạn Thương Tích Cho Trẻ Tại Nhà Và Cách Sơ Cứu

9 Điều Cha Mẹ Không Nên Cấm Cản Con

Dạy Trẻ Các Kỹ Năng Xã Hội Cần Thiết

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1