Vải len là gì? Nguồn gốc và ứng dụng của vải len

Vải len là chất liệu sử dụng phổ biến trong may mặc, đặc biệt được ưa chuộng trong mùa đông. Vải len là gì? Nguồn gốc và ứng dụng của vải len như thế nào? Bài viết dưới đây, Junbee sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích về loại vải này.

I. Vải len là gì?

vải len

1. Khái niệm vải len

Vải len được làm từ sợi tự nhiên và có nguồn gốc từ lông của một số loại động vậy như cừu, thỏ, dê, lạc đà…. Vải len thường được sử dụng trong ngành thời trang may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm bởi đặc tính có khả năng giữ ấm, cách nhiệt, cách điện tốt và có độ bền cao.

2. Nguồn gốc vải len

Len xuất hiện khoảng 4000 năm trước công nguyên tại vùng Địa Trung Hải. Loài cừu được con người nuôi để lấy lông làm sợi. Lúc này chất liệu len có khá thô xơ, hỗn hợp xơ len được thu từ lông cừu hoặc cả da được loại bỏ tạp chất, xe sợi và dệt thành vải.

3. Quy trình sản xuất vải len

Để sản xuất vải len, người ta phải trải qua nhiều bước với quy trình khá phức tạp. Dưới đây là quy trình sản xuất len.

Bước 1: Xử lý len sau khi thu hoạch

- Đầu tiên, người ta thu hoạch lông và da cừu, thỏ hoặc lạc đà. Sau đó, hỗn hợp này được mang đi làm sạch để loại bỏ các tập chất như bã nhờn, bụi, mỡ động vật…

- Lông sẽ được đun nấu trong dung dịch chứa các chất xà phòng, kiềm để làm mềm và tẩy trắng.

Bước 2: Đun và chải sợi

- Sau khi nấu xong thì chúng được vớt ra và đem phơi khô.

- Khi khô đến một mức độ nhất định thì chúng được đem đi quay và xe thành sợi len.

- Bước cuối cùng là dệt sợi len thành tấm. Ngoài ra, người ta có thể chải sợi len tạo thành vải sợi chải thô và vải sợi chải kỹ.

II. Tính chất vải len

chất liệu len

Hãy cùng tìm hiểu về tính chất vật lý và tính chất hóa học của vải len.

1. Tính chất vật lý

- Vải len mềm nhẹ, có tính co giãn và giữ ấm cực kỳ tốt do có nguồn gốc từ lông động vật.

- Khả năng cách nhiệt, cách điện và chịu nhiệt rất tốt.

2. Tính chất hóa học

- Vải len hấp thụ thuốc nhuộm trực tiếp vì vậy mà các sản phẩm từ len thường có màu sắc đa dạng và phong phú.

- Vải len an toàn với làn da người sử dụng bởi trong quá trình nhuộm, người ta không sử dụng các chất hóa học hay phụ liệu.

III. Ưu và nhược điểm của vải len

vải len là gì

1. Ưu điểm vải len

- Vải len mềm mại, khi cọ xát không gây khó chịu cho người mặc.

- Có khả năng cách điện, cách nhiệt rất tốt. Đây là ưu điểm vượt trội của vải len mà ai cũng biết.

- Khả năng chống cháy tốt hơn so với một số loai vải từ sơi bông hay sợi tổng hợp.

- Độ co giãn và đàn hồi tốt, điều này giúp người mặc thoải mái vận động.

- Độ bền cao, nhuộm màu không cần dùng hóa chất.

2. Nhược điểm của vải len

- Len có khả năng thấm nước rất tốt nên khi giặt sẽ làm trọng lượng của vải thay đổi. Từ đo gây ra khó khăn khi vệ sinh sản phẩm.

- Sợi len dễ bị đứt, nếu 1 sợi bị đứt thì cả sản phẩm sẽ hỏng mà không sửa lại được.

IV. Các loại vải len

phân loại vải len

1. Vải len cotton

Len cotton được sản xuất 100% từ cây bông nên mang lại cảm giác mềm mại. Chất liệu này không bị xù vải sờn lông, có họa tiết rõ nét. Tuy nhiên do có trọng lượng lớn nên các sản phẩm từ len cotton thường có form chảy xuống.

2. Vải len lông cừu

Loại len này được lấy từ lông cừu mới thay lông lần đầu nên có độ mềm mại cũng như đàn hồi cao. Chất liệu này rất ấm và độ bền cao. Đây là loại len có giá khá cao.

3. Vải len Cashmere

Loại vải này được tạo ra từ lông tơ của dê Kashmir trên Himalaya. Người ta thu hoạch lông dê vào mùa xuân và sử dụng phương pháp thủ công. Chất liệu này có khả năng giữ ấm cực kỳ tốt, tốt hơn 8 lần so với len thông thường và giá cả vô cùng đắt.

4. Vải len Alpaca

Chất liệu của loại len này được lấy từ lông lạc đà Alpaca là dòng lạc đà Nam Mỹ. Lông của lạc đà mềm và nhẹ hơn so với lông cừu và có khả năng giữ nhiệt rất tốt.

V. Ứng dụng vải len trong đời sống

1. Ứng dụng vải len trong may mặc

ứng dụng vải len

Những sản phẩm từ len như quần áo, khăn choàng, áo khoác đều rất được ưa chuộng trong mùa đông. Dù là phong cách nào thì những món đồ từ len luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ.

Len còn được dùng để sản xuất các phụ kiện như gang tay, bít tất, mũ len, khăn len… Các sản phẩm được may bằng len có thiết kế đẹp mắt với nhiều màu sắc.

2. Vải len trong trang trí nội thất

Nhờ khả năng chống cháy và cách điện tốt nên chất liệu này được sử dụng để trang trí nội thất. Một số đồ vật bạn có thể trang trí trong nhà được làm từ vải len như gối tựa lưng, chăn, bọc gối, trải sàn… Các loại len có chất lượng trung bình có thể làm rèm cửa, chăn đắp hay bọc ghế sofa.

VI. Cách giặt vải len và bảo quản

chất liệu len

Để bảo vệ những sản phẩm từ len được tốt thì bạn cần có cách vệ sinh và bảo quản đúng cách.

1. Cách giặt vải len

- Để loại bỏ bụi bẩn bám trên len thì bạn nên giũ mạnh hoặc sử dụng thiết bị chuyên dụng trước khi giặt.

- Không ngâm vải len trong nước quá lâu, không sử dụng nước nóng để giặt tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng vải.

- Không dùng các chất tẩy rửa mạnh và sử dụng nước giặt để giữ màu len tốt hơn. Có thể ngâm một chút giấm vừa đủ vào nước giặt để giữ màu len.

2. Bảo quản vải len

- Khi là ủi, nên sử dụng bàn là hơi nước với nhiệt độ không quá 150 độ C.

- Không nên treo các sản phẩm bằng len để tránh chảy xẹ, làm mất form dáng.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về vải len mà Junbee muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc.

>>>Xem thêm:

Vải Xô Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Ứng Dụng Của Vải Xô

Vải Lanh (Linen) Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Ứng Dụng Của Vải Lanh

Vải Thun Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Các Ứng Dụng Của Vải Thun

Vải Cotton Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Vải Cotton

Vải Voan Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của Vải Voan

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1