Vải ren là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải ren
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải để người tiêu dùng lựa chọn nhưng vải ren vẫn là chất liệu được phái đẹp yêu thích và ưa chuộng nhất. Vậy vải ren là gì? Đặc điểm của vải ren là gì mà lại có sức hút như vậy? Hãy cùng Junbee tìm hiểu vải ren qua bài viết dưới đây nhé.
I. Vải ren là gì?
1. Khái niệm vải ren
Vải ren hay còn gọi là vải lace được cấu tạo từ nhiều sợi liên kết với nhau bằng phương pháp bện, lặp hoặc xoắn và tạo ra nhiều lỗ hổng, khoảng trống trên mặt vải. Số lượng sợi và mũi đan càng nhiều thì chất liệu ren càng tốt. Đây là đặc điểm nổi bật và hoàn toàn khác biệt so với các loại vải khác.
Vải ren được làm từ bông, lụa hoặc tơ nhân tạo. Vải ren thường được thêu hoa văn trang trí và có màu trắng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thị trường thì vải ren ngày càng có nhiều màu sắc đa dạng và đẹp mắt.
2. Nguồn gốc của vải ren
Mỗi loại ren lại có những kỹ thuật khác nhau nên rất khó để xác định được nguồn gốc của vải ren từ đâu. Tuy nhiên, nhiều ghi chép ghi lại răng Venice (Ý) là nơi ghi nhận sự xuất hiện của chất liệu này đầu tiên.
Sau đó, vào những năm 1600 thì các loại vải ren khác ra đời. Một số quốc gia lớn như Anh, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha… là nơi sản xuất các loại ren cao cấp nhất. Loại vải này có giá khá đắt và chỉ phù hợp với tầng lớp quý tộc và có chức vị trong xã hội.
Vào khoảng thế kỷ 19 thì cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng Pháp đã dẫn đến sự thay đổi lớn cho vải ren. Lúc này poly và nylon được ra đời cùng với sự phát triển của máy móc và công nghệ nên chi phí sản xuất vải ren giảm đi rất nhiều. Đến cuối thế kỷ 19 thì ren mới có mặt ở các nước châu Á.
II. Đặc điểm của vải ren
Vải ren có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực bởi những đặc điểm nổi bật và đặc trưng riêng.
1. Ưu điểm của vải ren
- Vải ren có kết cấu đặc biệt. Với những khoảng trống tinh tế, vải ren mang lại sự thoải mái và dễ chịu cho người mặc. Chất liệu này có khả năng co giãn tự nhiên, không bám dính, độ bền màu cao.
- Vải ren có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên có thể sử dụng vào mùa hè. Do được dệt theo kiểu tấm lưới mỏng nên khả năng thoát hơi ẩm nhanh, từ đó giúp vải ít bị nấm mốc.
- Ren tôn lên vẻ dịu dàng, duyên dáng, quý phái và sang trọng cho người mặc. Chất liệu này mang đến vẻ đẹp tinh tế, quyến rũ và hấp dẫn.
- Ren có thể kết hợp với nhiều chất liệu khác để tạo nên hiệu ứng bắt mắt, tạo ra phong cách mới lạ.
2. Nhược điểm của vải ren
- Ren có cấu tạo mỏng, kết hợp với nhiều lỗ hổng nên cần bổ sung thêm các lớp lót bên trong tránh gây phản cảm.
- Vải rất dễ rách khi mắc phải vật nhọn.
- Rất khó vệ sinh và bảo quản, nếu giặt bằng máy sẽ làm phá vỡ cấu trúc hoa văn khiến vải hư hỏng và mất thẩm mỹ.
III. Các loại vải ren
Vải ren có rất nhiều loại tùy thuộc vào chất liệu mà người ta chia thành một số loại chủ yếu như sau:
1. Ren kim
Ren kim được tạo ra từ hàng trăm mũi khâu nhỏ từ kim và chỉ. Loại ren này rất mỏng manh, tinh tế và đơn giản với những hình khối hay hoa văn. Ren kim có thể đáp ứng được phong cách hiện đại hay cổ điển với màu sắc phong phú. Tuy nhiên, loại ren này có một nhược điểm đó là khá thô và cứng.
2. Ren cuộn
Ren cuộc được hình thành bằng cách bện, xoắn sợi và là một trong những chất liệu ren cao cấp. Việc làm ren cuộn sẽ đơn giản hơn ren kim rất nhiều. Ren cuộn có tên gọi khác là ren gối vì nó được dệt trực tiếp lên gối.
3. Ren thêu
Để làm ren thêu nhà sản xuất sẽ tạo ra một lỗ hổng, một không gian trên bề mặt cải để tạo thành những hình dáng khác nhau. Ren thêu thường được sử dụng trong thời trang, nhất là váy cưới và các phụ kiện dùng để trang trí.
4. Ren băng
Ren băng được tạo thành bằng cách dệt bằng máy hoặc tay. Các băng vải sẽ được cố định và kết nối với nhau. Ren băng thường dùng để làm khăn tay, khăn che mặt, cạnh của khăn trải bàn…
5. Ren móc
Ren móc được hình thành từ những sợi mỏng móc lại với nhau qua đường kim. Ren móc được ứng dụng làm viền váy, khăn quàng cổ hay khăn trải bàn, rèm cửa…
IV. Ứng dụng của vải ren
Ren là chất liệu sang trọng, chiếm một vị trí quan trọng trong các ngành nghề như may mặc hay trang trí nội thất.
1. Ứng dụng vải ren trong may mặc
- Vải ren dùng để may váy cưới, váy dự tiệc: Với đặc trưng mỏng, nhẹ, trong suốt của vải ren đã tạo nên những bộ váy sang trọng, quý phái. Những chiếc váy cưới bồng bềnh, hấp dẫn sẽ không thể thiếu sự góp mặt của vải ren.
- Vải ren để may áo khoác, áo dài: Ngoài váy ra thì vải ren còn được ứng dụng trong nhiều thiết kế như áo khoác, áo dài hay áo mặc hàng này để đem đến vẻ đẹp tinh tế, cuốn hút cho bộ trang phục.
- Vải ren may đồ lót: Vải ren được ưa chuộng trong sản xuất đồ lót bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng, quyến rũ.
2. Ứng dụng vải ren trong trang trí nội thất
Vải ren không chỉ được ứng dụng trong may mặc mà còn được sử dụng trong trang trí nội thất. Nhiều nhãn hàng thường sử dụng vải ren để làm sản phẩm thêm phần sang trọng và nổi bật.
V. Cách giặt và bảo quản vải ren
Khi giặt và bảo quản vải ren, bạn cần đặc biệt cẩn thận bởi đây là chất liệu mỏng và dễ bị tác động.
1. Cách giặt vải ren
- Nên giặt vải ren bằng tay bởi tốc độ quay của máy giặt sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ren cũng như làm rách vải.
- Trước khi giặt nên ngâm vải vào nước để các vết bẩn dễ dàng tan ra.
- Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng vải.
2. Cách bảo quản vải ren
- Phơi quần áo có chất liệu ren ở nơi thoáng mát, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời có thể làm vải bị cứng và biến dạng.
- Nên phơi bằng móc có bọc vải để tránh làm rách vải.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin về vải ren để bạn đọc tìm hiểu. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại ren và lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.
>>>Xem thêm:
Vải Xô Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Ứng Dụng Của Vải Xô
Vải Lanh (Linen) Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Ứng Dụng Của Vải Lanh
Vải Thun Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Các Ứng Dụng Của Vải Thun
Vải Cotton Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Vải Cotton
Vải Voan Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của Vải Voan
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận