Các phòng chống sâu răng ở trẻ em
Sâu răng là tình trạng mà trẻ thường xuyên gặp phải. Sâu răng do nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như tâm lý giao tiếp khi trẻ lớn lên. Vậy nguyên nhân dẫn đến sâu răng là gì? Phòng chống sâu răng ở trẻ em như thế nào? Hãy cùng Junbee tìm hiểu về phòng chống sâu răng trẻ em trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ sâu răng
Sâu răng có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ bởi trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở trẻ em là gì? Thường sâu răng ở trẻ do 3 nguyên nhân chính như sau:
1. Do thức ăn thừa và vi khuẩn trong miệng trẻ
Lượng đường dư thừa trong thức ăn cùng với vi khuẩn trong miệng trẻ tạo thành những mảng bám và lâu dần gây nên sâu răng ở trẻ. Sau khi ăn và trước khi đi ngủ nếu trẻ không đánh răng thì vi khuẩn trong mảng bám tạo ra các axit gây hại cho men răng gây sâu răng, viêm nướu, nha chu hoặc các bệnh khác về răng. Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ bị sâu răng.
2. Do trẻ ăn quá nhiều thức ăn nhanh
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thức ăn nhanh, đồ uống có gas, đồ hộp… Những loại thức ăn này có chứa nhiều calo, đường, chất bảo quản và chất béo… Ngoài ra, những loại thức ăn này còn có màu sắc bắt mắt, mùi vị thơm ngon và hấp dẫn trẻ.
Vì chiều con mà cha mẹ hay ông bà thường xuyên mua các loại thức ăn nhanh cho trẻ như nước ngọt, bim bim, bánh kẹo, đồ chiên rán dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ.
3. Do sự chủ quan và thiếu hiểu biết ở cha mẹ
Nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ và nghĩ rằng con còn nhỏ nên việc chăm sóc răng là chưa cần thiết. Từ đó, trẻ không được cha mẹ hướng dẫn, hỗ trợ vệ sinh răng miệng đúng cách và dẫn đến sâu răng.
Phòng tránh sâu răng ở trẻ em
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể dùng khăn bông sạch sẽ hoặc gạc ẩm để lau nướu giúp con loại bỏ mảng bám. Từ 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu có những chiếc răng đầu tiên, cha mẹ có thể dùng bàn chải lông mềm hoặc silicon và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ để chăm sóc răng cho trẻ.
Khi trẻ đã lớn hơn thì cha mẹ càn làm gương cho trẻ về việc đánh răng hàng ngày và rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng, đánh răng 2 lần mỗi ngày. Đánh răng là thói quen và cần được luyện tập thường xuyên vì vậy cha mẹ nên kiên trì cũng như giải thích cho con hiểu tầm quan trọng của việc bảo vệ răng miệng như thế nào. Ngoài ra, trẻ cần biết cách phòng chống sâu răng bằng cách thực hiện việc đánh răng mỗi ngày.
Để trẻ tự giác và hứng thú hơn với công việc này, cha mẹ có thể đưa trẻ đi siêu thị và lựa chọn bàn chải, kem đánh răng theo sở thích của trẻ. Ngoài ra, cả gia đình cùng nhau đánh răng và thi đua xem ai đánh răng sạch nhất cũng là cách để giúp trẻ thích thú hơn với việc đánh răng.
Cha mẹ có thể tham khảo bài viết về bí quyết giúp trẻ dưới 3 tuổi chịu đánh răng để biết cách giúp trẻ tự ý thức về việc đánh răng.
Cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn uống các đồ ăn nhanh hay đồ ngọt, đồ có gas… vì trong đồ ngọt có chứa carbohydrate, chất kích thích vi khuẩn tạo axit làm mòn men răng của trẻ. Ngoài ra, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý gồm nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc có lợi cho cơ thể và uống nhiều nước để vi khuẩn không có cơ hội ở lại trong khoang miệng.
Giúp trẻ giảm tiếp xúc với vi khuẩn gây sâu răng bằng cách không nhai thức ăn của trẻ hay ăn chung thìa, đũa với trẻ bởi trong khoang miệng của người có rất nhiều vi khuẩn khác nhau có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và xử lý các bệnh về răng. Thay bàn chải cho trẻ thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ ở bàn chải gây hại cho răng của trẻ.
Việc rèn luyện cho trẻ thói quen đánh răng hàng ngày là vô cùng cần thiết. Cha mẹ hãy kiên nhẫn và hỗ trợ để trẻ hoàn thành công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại quan trọng này nhé.
Trên đây là cách phòng chống sâu răng ở trẻ em mà cha mẹ có thể tham khảo để hạn chế việc trẻ bị sâu răng quá sớm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ sau này. Hãy theo dõi các bài viết khác của Junbee để có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con cha mẹ nhé. Junbee chúc cha mẹ thành công.
>>>Xem thêm:
Dị Ứng Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết
Cách Chăm Sóc Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh
Viêm Phổi Ở Trẻ Em: Triệu Chứng Và Cách Xử Lý
6 Bệnh Ngoài Da Thường Gặp Ở Trẻ Nhỏ Và Cách Xử Lý
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận