Vải dạ là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng của vải dạ

Vải dạ là chất liệu vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực thời trang, đặc biệt được ưa thích vào mùa đông bởi nhiều đặc điểm nổi trội. Trong bài viết này, Junbee sẽ đi sâu giúp bạn đọc hiểu vải dạ là gì, đặc điểm và phân loại vải dạ trên thị trường hiện nay. Mời bạn đọc theo dõi những thông tin dưới đây.

vải dạ là gì 

I. Vải dạ là gì?

Vải dạ tên tiếng anh là Felt Coth có nguồn gốc từ thiên nhiên được sản xuất bằng cách ủ, cô đặc và ép các sợi bông, đay, polyester… lại với nhau.

Vải dạ là gì? Vải dạ phần lớn được bắt nguồn từ sợi bông kết hợp với phương pháp pha màu nên vải dạ thường có nhiều màu sắc làm cho người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn.

Vải dạ được sản xuất bằng phương pháp dệt ép các sợi thành tấm vải hoàn chỉnh. Với tỷ lệ các chất pha trộn khác nhau sẽ tạo ra những loại vải khác nhau tùy theo nhu cầu của người mua. Vải dạ thường có bề mặt thô, có khả năng giữ ấm tốt nên thích hợp để may trang phục vào mùa đông.

II. Nguồn gốc vải dạ

Vải dạ có nguồn gốc từ xứ Wales và được dệt từ những sợi lông cừu ấm ấp. Đầu tiên vải dạ được dùng để làm váy lót, chăn và áo khoác trẻ em. Do có nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng giữ ấm tốt nên vải dạ nhanh chóng được các nước châu Âu sử dụng để may trang phục.

Đến thế kỷ XIX, các xưởng sản xuất vải dạ ngày càng được mở rộng và phát triển cho đến ngày nay. Vải dạ đã trở thành chất liệu quen thuộc và phổ biến trong các trang phục mùa đông của cả nam và nữ.

III. Đặc điểm của vải dạ

đặc điểm vải dạ

1. Ưu điểm của vải dạ

- Đặc điểm nổi trội nhất của vải dạ đó là giữ ấm, giữ nhiệt tốt do có các lớp lông ép chặt vào nhau. Đây là loại vải được ưa chuộng và yêu thích trong mùa đông.

- Vải có độ bền cao, ít thấm nước và không bị sờn khi sử dụng lâu dài.

- Chất liệu vải không bị tước sợi, dễ khâu, dễ cắt và không cần vắt sổ khi may.

- Chất vải mềm và nhẹ giúp người mặc thấy dễ chịu.

- Vải dạ có tính đàn hồi cao, ít bám bụi, bám lông.

- Có giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại vải khác.

- Màu sắc đa dạng, phong phú, thiết kế được nhiều kiểu dáng.

2. Nhược điểm của vải dạ

- Một số loại vải thô ráp khi tiếp xúc với da nên khi tiếp xúc trực tiếp với da sẽ cảm thấy khó chịu.

- Vải dạ thuộc loại vải dày, không dẻo dai và chỉ co dãn đến một mức độ nhất định.

- Vải dạ có nguồn gốc từ tự nhiên nên dễ bị côn trùng cắn.

- Khi ngâm nước, vải dạ sẽ rất nặng dẫn đến khó vệ sinh.

IV. Các loại vải dạ phổ biến trên thị trường

các loại vải dạ

Tùy vào tỷ lệ chất liệu mà vải dạ được chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số loại vải dạ phổ biến trên thị trường hiện nay.

1. Vải dạ text

Loại vải này có độ dày vừa phải, mặt vải đanh, không co giãn, không rão nên phù hợp với thời trang nữ như áo vest, áo măng tô, chân váy… Loại vải này có nguồn gốc tự nhiên nên mềm mại và an toàn cho da.

Vải dạ text có màu sắc đa dạng, khi giặt cần nhẹ nhàng tránh các loại thuốc tẩy làm mất màu sắc tự nhiên của vải.

2. Vải dạ lông cừu

Vải dạ lông cừu được dệt theo quy trình nghiêm ngặt từ khi thu hoạch lông đến phân loại và dệt vải. Loại này được dệt từ lông cừu nên rất an toàn với da và thân thiện với môi trường.

Chất liệu này có ưu điểm là mặt vải mềm, mịn, ấm và có độ co giãn tốt nên giá thành cao hơn so với các loại vải dạ khác.

3. Vải dạ len

Vải dạ len được tạo ra từ sợi len tổng hợp và bề mặt vải có lớp lông mềm. Loại vải này có khả năng giữ ấm cực tốt, ít thấm nước. Chúng thường được dùng để may áo khoác, áo jacket…

4. Vải dạ tweed

Vải dạ tweed là một trong những loại vải dạ được yêu thích nhất bởi sự thời thượng và khả năng giữ ấm cực tốt.

Vải dạ tweed là sự pha trộn giữa hiện đại và cổ điển khi đan xen giữa sợi len nhưng dùng kỹ thuật dệt vải. Đây chính là điểm độc đáo và tạo ra loại vải dày dặn, chống thấm và giữ ấm cho người sử dụng.

Loại vải này thành phần chủ yếu là sợi len nhưng có nhiều biến tấu khi kết hợp cùng các chất liệu khác như cashmere hay mohair chứ không chỉ là sợi len đơn thuần. Vì vậy mà chất liệu này mang đến sự độc đáo, mới mẻ và trở thành sản phẩm vải cao cấp.

V. Cách nhận biết vải dạ

vải dạ là gì

 

Cách nhận biết vải dạ với các loại vải khác như sau:

- Bề mặt vải: Khi sờ vải cần cảm nhận được độ đồng bộ của bề mặt, nếu vải có độ lồi lõm không đồng nhất thì cần xem xét lại. Bề mặt vải cần trơn mịn, không bị sờn và không bị thủng.

- Tính đàn hồi: Nếu bề mặt vải có độ đàn hồi cao khi kéo nhẹ thì đó là loại vải tốt.

- Đặc tính của sợi vải: Những chất liệu làm từ sợi tự nhiên hay lông động vật sẽ có cảm giác mềm và mịn.

Kiểm tra kỹ xem sợi vải có bị chẻ hay gãy không, nếu có thì đây không phải chất liệu tốt.

- Cần kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm trước khi mua để đảm bảo chất lượng.

VI. Ứng dụng của vải dạ

1. Vải dạ trong thời trang, may mặc

Vải dạ là nguyên liệu phổ biến trong nhành công nghiệp thời trang. Vải dạ thường được dùng để may áo, váy, áo khoác, túi, mũ hay gang tay, tất… Các sản phẩm từ vải dạ không chỉ giữ ấm cho cơ thể rất tốt mà còn rất thời trang bởi màu sắc đa dạng, họa tiết nổi bật.

Vải dạ đã và đang được sử dụng nhiều trong thời trang, nhất là các sản phẩm thời trang mùa đông. 

Một số sản phẩm của Junbee được làm từ vải dạ mà bạn có thể tham khảo tại đây.

2. Vải dạ trong cuộc sống thường ngày

Ngoài để may quần áo thì vải dạ còn có thể dùng trong làm đồ thủ công như quà lưu niệm, đồ handmade, khăn trải bàn hay những tấm thiệp… Với chất liệu chắc chắn, dày dặn, nhiều màu sắc thì người ta có thể dễ dàng sử dụng vải dạ với nhiều mục đích khác nhau.

VII. Cách vệ sinh và bảo quản vải dạ

bảo quản vải dạ

 

Để các sản phẩm từ vải dạ được bền và đẹp thì bạn cần bảo quản đúng cách như sau:

- Nên giặt bằng tay quần áo bằng vải dạ và sử dụng các loại bột giặt hay nước tẩy ở mức độ vừa phải. Như vậy, sản phẩm sẽ giữ được form dáng và màu sắc ban đầu.

- Tuyệt đối không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh làm mất màu tự nhiên của vải và giảm chất lượng vải. Nếu bị dính bẩn, bạn có thể xử lý ngay lập tức bằng cách ngâm với xà phòng trong một thời gian nhất định.

- Sử dụng móc treo phù hợp bởi các sản phẩm bằng dạ khi ngấm nước sẽ rất nặng.

- Không phơi quần áo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm sợi vải bị co lại. Lựa chọn chỗ phơi thoáng mát, sau khi khô thì cất đi tránh để ảnh hưởng đến màu sắc của vải.

- Cần treo các sản phẩm bằng dạ tweed hay lông cừu thay vì cuộn hoặc gấp để tránh mất form dáng ban đầu của sản phẩm.

VIII. Bao nhiêu tiền một mét vải dạ?

Tùy thuộc vào loại vải và xuất xứ mà giá bán vải dạ sẽ khác nhau. Vải dạ thông thường có mức giá dao động từ 60.000 đến 150.000 đồng mỗi mét. Đối với các loại vải dạ cao cấp hoặc nhập khẩu sẽ có giá đắt hơn khoảng 180.000 đến 500.000 đồng mỗi mét.

Trên đây là tất cả thông tin về vải dạ, hy vọng những thông tin mà Junbee cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại vải phổ biến này.

>>>Xem thêm:

Vải Xô Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Ứng Dụng Của Vải Xô

Vải Lanh (Linen) Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Ứng Dụng Của Vải Lanh

Vải Thun Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Các Ứng Dụng Của Vải Thun

Vải Cotton Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Vải Cotton

Vải Voan Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của Vải Voan

 

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1